Với thời đại số bùng nổ như hiện nay, tốc độ phát triển internet và smartphone đang tăng nhanh chóng mặt. Việc thiết kế phát triển mobile app là một trong những sự đầu tư khôn ngoan, đúng đắn cho doanh nghiệp. Phát triển ứng dụng mobile app giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Giảm chi phí quảng cáo thông qua việc tạo banner, slogan trên app,… khách hàng dễ dàng nhận biết được thương hiệu và chương trình của doanh nghiệp. Vậy, bạn đã tự hỏi để xây dựng nên một ứng dụng di động hoàn chỉnh thì cần quy trình như thế nào? Hôm nay, SoftWorld sẽ “bật mí” cho bạn các bước phát triển app cơ bản trong bài viết sau đây nhé!
1. Định hướng phát triển ứng dụng mobile app
Các doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ phát triển cũng như phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, tệp khách hàng tiềm năng mà mình muốn tiếp cận. Sản phẩm/ dịch vụ dành cho ai, trong độ tuổi nào, thu nhập bao nhiêu và hành vi mua hàng,… Việc nắm rõ được insight khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định được chiến lược kinh doanh và marketing hiệu quả, đồng thời định hướng thiết kế và phát triển ứng dụng mobile app mà mình muốn xây dựng là gì. Lúc này, bạn sẽ liệt kê và đưa ra những yêu cầu cần thiết để các công ty phần mềm cung cấp giải pháp công nghệ thiết kế phát triển app tiến hành viết app theo những yêu cầu đó. Ví dụ như màu sắc, bố cục hay các tính năng cơ bản cần có,…
2. Tiếp theo bạn cần tạo wireframe của app mobile
Wireframe là công cụ hiển thị cách trình bày các tính năng, cấu trúc và nội dung được đề xuất lên trang web. Để hoàn thành wireframe, lập trình viên sẽ phác thảo giao diện và chức năng của nó. Mobile app ở giai đoạn này chỉ là bản prototype giúp bạn hình dung những tính năng và giao diện của ứng dụng dễ dàng hơn.
3. Công việc tiếp theo là thiết kế giao diện
Các lập trình viên (dev) sẽ thiết kế giao diện cho app (còn gọi là front-end) trên IOS hay Android theo yêu cầu của doanh nghiệp, hoặc trên cả IOS và Android. Việc coding front-end cho mobile app, lập trình viên cần dựa vào những bản thiết kế từ bộ phận Design (Tất nhiên những bản này đã được khách hàng duyệt trước đó) và chỉnh sửa theo ý bạn cho đến khi bạn hài lòng.
4. Bạn cần lập trình backend mobile app
Sau giai đoạn coding front-end hoàn tất. Các lập trình viên sẽ bước vào giai đoạn coding backend app. Việc này đòi hỏi phải có những chức năng có sẵn, định hình ngay từ ban đầu khi thống nhất thiết kế – phát triển ứng dụng mobile app của bạn cần những logic cụ thể như thế nào. Giai đoạn này khá quan trọng sau khi đã có sẵn front-end.
5. Cần có cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu của app
Các lập trình viên sẽ thiết lập cơ cấu bên máy chủ của ứng dụng (cloud/backend) và tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu. Ở đây, máy chủ sẽ lưu trữ source code của ứng dụng cùng với dữ liệu của ứng dụng.
6. Cần lập trình ứng dụng máy chủ
Các lập trình viên viết tất cả các mã server-side để thi hành các chức năng backend.
7. Công việc tiếp theo là phát triển API
Lập trình viên viết tất cả các API để kết nối giao diện ứng dụng đến ứng dụng và cơ sở dữ liệu phía máy chủ. Bạn cứ hiểu nôm na – API là giao thức để “đổ” dữ liệu giao diện người dùng. Từ đó người dùng có thể tương tác với chúng.
8. Đảm bảo chất lượng trên đa nền tảng, đa thiết bị và đa hệ điều hành với các phiên bản khác nhau
Các nhân viên kiểm thử phần mềm(Tester) sẽ thử nghiệm app mobile trên các nền tảng khác nhau như iphone, android hay windows phone,… nhằm đảm bảo ít xảy ra lỗi trên hệ điều hành nhất.
9. Đảm bảo chất lượng backend của mobile app
Các lập trình viên sẽ kiểm tra code phía backend để cải thiện hiệu suất và tính bảo mật của ứng dụng. Việc đảm bảo chất lượng backend sẽ giúp doanh nghiệp vận hành tốt ứng dụng của mình, tránh phát sinh chi phí để sửa lỗi sau này. Kiểm tra chất lượng: Sau khi hoàn thành ứng dụng di động, SoftWorld sẽ tiến hành kiểm tra các tính năng và độ hoạt động mượt mà của app trên nhiều điện thoại khác nhau, song song đó cũng sẽ chuyển app cho bạn kiểm tra cùng lúc.
10. Thiết lập Cloud
Các lập trình viên cần triển khai ứng dụng server-side lên máy chủ/ cloud.
11. Sau cùng là đăng mobile app lên cửa hàng ứng dụng
Sau khi kết thúc mọi giai đoạn phía trên, doanh nghiệp của bạn phải cần đưa ứng dụng của mình lên trên các cửa hàng ứng dụng như Google play hay Apple store. Việc triển khai các ứng dụng lên các kho ứng dụng, đòi hỏi bạn phải có tài khoản trên cửa hàng. Trường hợp chưa có tài khoản thì bạn có thể tự đăng ký.
Cuối cùng là bàn giao và nghiệm thu sản phẩm: Sau khi kiểm tra chất lượng hoàn chỉnh, SoftWorld sẽ chuyển toàn bộ source và quyền quản lý ứng dụng cho bạn. Trong suốt thời gian sử dụng mobile app bạn sẽ được hỗ trợ kỹ thuật chỉn chu, tận tâm và nhanh chóng.Trên đây là các bước đầy đủ trong một quy trình chuẩn hoá – chuyên nghiệp để bạn phát triển ứng dụng mobile app cũng như tối ưu mọi khâu quản lý và mang hình ảnh thương hiệu của mình rộng rãi thị trường nhất. Hy vọng, bài viết này mang lại thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hay cần phát triển mobile app hãy liên hệ ngay với SoftWorld nhé!