Bước vào giai đoạn bình thường mới sau đại dịch, chúng ta được chứng kiến cuộc đua khốc liệt của các ông lớn ngành thương mại điện tử với 3 thương hiệu nổi bật: Shopee, Lazada và Tiki. Để kinh doanh online hiệu quả, các chủ doanh nghiệp cần nắm vững những thế mạnh và hạn chế của 3 sàn TMĐT này để có kế hoạch thúc đẩy bán hàng trên từng kênh hiệu quả nhất. Cùng SoftWorld tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là một website thương mại điện tử cho phép các tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó. Và Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… đang vô cùng thành công khi triển khai hình thức này.
Một số đặc trưng của sàn thương mại điện tử:
– Mỗi sàn TMĐT sẽ thiết lập bộ quy tắc, chính sách riêng cho các thành viên tham gia kinh doanh online và mua hàng online.
– Người dùng trên sàn thương mại điện tử có thể là người mua, người bán hoặc cả hai.
– Tất các các hoạt động kinh doanh, mua bán đều diễn ra trực tuyến.
– Đa dạng các loại hàng hóa và nhiều chủng loại.
2. Sàn thương mại điện tử Shopee
Tuy “sinh sau đẻ muộn” khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Shopee đã khẳng định được độ phủ và tốc độ phát triển của mình khi là sàn TMĐT phổ biến và HOT nhất chỉ sau vài năm hoạt động.
Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến và sàn thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena). Hiện nay Shopee đã có mặt tại 8 quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.
Thế mạnh của sàn TMĐT – Shopee
– Quy trình kinh doanh online mở gian hàng đơn giản, nhanh chóng chỉ cần xác minh email, số điện thoại
– Giao diện bắt mắt, dễ sử dụng, thao tác
– Chiến dịch Marketing, chương trình khuyến mãi nhiều giúp kích cầu mua sắm
– Lượng người dùng lớn, độ tuổi trẻ, khả năng quyết định và chốt đơn nhanh
– Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí vận chuyển cực tốt
– Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển lớn, uy tín
– Miễn phí mở gian hàng kinh doanh online và phí hoa hồng kinh doanh 0% hiện tại với shop thông thường
– Tích hợp trên nhiều phần mềm quản lý bán hàng, đồng bộ dữ liệu đơn hàng và khách hàng nhanh chóng, hạn chế sót đơn, nhầm lẫn đơn hàng.
Hạn chế của sàn TMĐT Shopee
– Mức độ cạnh tranh rất cao do số lượng người bán trên sàn này rất lớn
– Chưa kiểm soát được giá bán sản phẩm, có rất nhiều shop kinh doanh online bán phá giá
– Chưa kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm
– Kiểm duyệt sản phẩm chậm trễ gây gián đoạn kinh doanh
– Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn tràn lan, gây mất niềm tin của khách hàng vào sàn TMĐT này
– Có điều kiện bất lợi cho chủ shop khi xảy ra tranh chấp với khách hàng
– Điều kiện trợ giá vận chuyển khá cao với đơn hàng có giá trị từ 200.000 gây bất lợi cho các shop bán các mặt hàng có giá trị thấp hơn.
3. Sàn thương mại điện tử Lazada
Ra mắt tại Việt nam từ rất sớm vào năm 2012, khi thương mại điện tử vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ, Lazada đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu trên các nền tảng truyền thông và sở hữu lượng người dùng ổn định và tăng dần qua các năm.
Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc tập đoàn Alibaba. Lazada hoạt động rất thành công tại các quốc gia: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam.
Thế mạnh của sàn TMĐT Lazada
– Phí đăng ký gian hàng kinh doanh online đang được miễn phí
– Hàng hóa được chia thành phân khúc với sự yên tâm tuyệt đối khi mua hàng chính hãng trên Laz Mall
– Hoa hồng cho người bán khá cao với sản phẩm thời trang là 10%, 5% với sản phẩm công nghệ và 8% với sản phẩm thuộc ngành hàng khác.
– Hoạt động Marketing mạnh mẽ với nhiều chiến dịch thu hút, hấp dẫn.
– Dịch vụ khách hàng tốt, nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hạn chế của sàn TMĐT Lazada
– Thủ tục mở gian hàng kinh doanh online khá phức tạp, phải hoàn thành khóa học của Lazada, khai báo CMND, giấy khai sinh, giấy phép kinh doanh
– Chi phí vận chuyển khá cao
– Mặt hàng không đa dạng bằng Shopee
– Thời gian dự kiến giao hàng khá lâu làm tỷ lệ hoàn đơn cũng tăng cao
– Chỉ là kênh tăng doanh thu vì chính sách tập trung bảo vệ người mua, khắt khe với người bán.
4. Sàn thương mại điện tử Tiki
Tiki được thành lập tháng 3/2010 và điều hành bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn. Với khởi điểm chỉ bán sách, Tiki nhanh chóng lấy lòng được nhiều khách hàng nhờ dịch vụ tốt, uy tín và được nhiều người mua cũng như người bán tin tưởng. Với sự mở rộng các ngành hàng khác, Tiki đã trở thành sàn TMĐT lớn tại Việt Nam.
Thế mạnh của sàn TMĐT Tiki
– Niềm tin của khách hàng dành cho Tiki rất lớn bởi uy tín và cam kết hàng chính hãng 100% cũng như bề dày kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh online. Tiki cũng kiểm duyệt chất lượng hàng hóa rất kỹ càng. Các chủ shop không cần lo việc bị khách hàng nhầm lẫn với các gian hàng kém chất lượng.
– Tỉ lệ đổi trả/ hoàn hàng thấp chỉ khoảng 1%
– Ưu đãi cho mặt hàng sách khá cao từ 30-35%
– Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt
– Chính sách vận chuyển nhiều ưu đãi, kích cầu mua hàng, tăng doanh thu cho các shop kinh doanh online hiệu quả
– Chính sách đổi trả hàng theo quy định, đảm bảo quyền lợi giữa người bán và người mua.
– Hàng được lưu trong kho và giao bởi Tiki nên giao hàng nhanh, giảm tỷ lệ hoàn đơn đáng kể
Hạn chế của sàn TMĐT – Tiki
– Do chính sách nghiêm ngặt nên các chủ shop gặp khó khăn khi mở gian hàng trên Tiki
– Các mặt hàng không đa dạng bằng 2 sàn còn lại
– Người bán phải tốn chi phí cố định và hoa hồng khi bán hàng
– Để đặt được dịch vụ giao hàng nhanh, khách hàng phải tốn thêm gói dịch vụ trong thời gian cố định
– Hạn chế lựa chọn đơn vị vận chuyển do chính sách lưu kho Tiki và giao hàng độc quyền.
Tóm lại, mỗi sàn TMĐT đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Tùy theo nhu cầu, ngành hàng và mức độ phù hợp mà các chủ shop kinh doanh online có thể lựa chọn liên kết với một hoặc cả 3 sàn trên để tối đa hóa kênh tiếp cận với khách hàng và tăng lượng khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm của shop. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích cũng như cái nhìn tổng quan, khách quan cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khi quyết định kinh doanh online hoặc mở rộng phát triển các kênh trong thời đại số hiện nay.