Lạm phát và lãi suất ngân hàng tăng, biến động chuỗi cung ứng, tâm lý cẩn trọng của các nhà đầu tư,… đều là những dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế. Bạn đã chuẩn bị những chiến lược bảo vệ doanh nghiệp nào trước suy thoái? Tham khảo ngay 23 chiến lược đã được SW sưu tầm trong bài viết sau đây.
1. Các chiến lược chuẩn hóa doanh nghiệp
Các chiến lược bảo vệ doanh nghiệp chuẩn hóa giúp loại bỏ các quy trình rườm rà, chi phí ẩn gây lãng phí ra khỏi bộ máy; giúp bộ máy trở nên tinh gọn hơn, linh hoạt hơn và dễ cải tiến hơn trước những đổi thay trong suy thoái.
1.1. Lập kế hoạch tài chính
Tiền mặt luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và càng quan trọng hơn trong thời kỳ suy thoái. Việc lập kế hoạch tài chính là chiến lược bảo vệ doanh nghiệp cần thiết để doanh nghiệp kiểm soát được những nguồn thu nguồn chi, làm chủ khả năng tài chính. Hãy bắt đầu việc lập kế hoạch từ những khoản nhỏ như khấu hao vật tư, điện nước, chi phí công tác,… Để chúng vào một file Excel, hay một phần mềm quản lý dòng tiền để dễ dàng quản lý, lưu trữ và cập nhật thường xuyên.
1.2. Đánh giá và trau dồi nhân sự
- Đánh giá: Trước tiên hãy kiểm kê số lượng nhân viên và các vị trí/ chức năng của họ đối với tổ chức: Đâu là nhân viên giữ vị trí quan trọng, đâu là nhân viên có sự thể hiện tốt hoặc kém, vị trí nào không còn phù hợp.
- Trau dồi: Từ bản đánh giá, doanh nghiệp lên kế hoạch quy hoạch nhân sự để bộ máy nhân sự tinh gọn nhất, có các chương trình đào tạo kỹ năng cần thiết cho nhân viên – những kỹ năng doanh nghiệp cần trong thời điểm suy thoái.
1.3. Hoạt động trong phạm vi ngân sách cụ thể là chiến lược bảo vệ doanh nghiệp hữu hiệu hiện nay
1.4. Điều chỉnh chỉ số KPI
Chỉ những KPI đạt, phù hợp với mục tiêu chiến lược trong bối cảnh suy thoái và mang lại hiệu quả cho tổ chức mới nên tiếp tục duy trì. Để đánh giá KPI còn phù hợp với mục tiêu hay không, doanh nghiệp cần thực hiện sàng lọc các yếu tố về tầm nhìn, sứ mệnh, SWOT, môi trường,… cần được phân tích lại, cập nhật lại để lập mục tiêu chiến lược mới. Từ đó, doanh nghiệp soi chiếu KPI nào đang phục vụ tốt thì duy trì, KPI nào không tạo ra ảnh hưởng đáng kể thì sửa đổi, KPI nào không mang lại lợi ích gì thì loại bỏ.
2. Chiến lược dự bị – Một trong những chiến lược bảo vệ doanh nghiệp nhất định phải có
Các chiến lược bảo vệ doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt cho những bất ổn có thể xảy ra trong suy thoái.
2.1. Hiểu rõ các lựa chọn thanh khoản của doanh nghiệp
Để tránh trường hợp “không có tiền” khi cần, doanh nghiệp cần nghiên cứu và bổ sung thêm các nguồn vốn tiềm năng. Hãy xem xét các khoản vay xoay vòng, chuyển nhượng chủ sở hữu, tài chính thay thế, vốn cổ phần tư nhân và các nguồn lực của chính phủ, bao gồm cả các khoản vay được hỗ trợ bởi Bộ và Cơ quan Nhà nước.
2.2. Tạo ra các quỹ khẩn cấp
Các SMEs có thể sẽ khó khăn hơn doanh nghiệp lớn khi tiếp cận các nguồn tiền trên trường (vay tín dụng ngân hàng, quỹ đầu tư,…). Quỹ khẩn cấp là một giải pháp tối ưu. Quỹ khẩn cấp là chiến lược bảo vệ doanh nghiệp không đơn thuần là một khoản tiết kiệm cho những chi phí phát sinh, nó còn đảm bảo khả năng chi trả cho những hoá đơn lớn ngoài kế hoạch.
Chuyên gia khuyến nghị định mức tối thiểu của quỹ khẩn cấp cho doanh nghiệp nên bằng 6 tháng các khoản chi cố định gồm: tiền lương nhân viên, hàng tồn kho, các tiện ích (điện nước, cơ sở vật chất,…).
2.3. Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp
Hãy tự đánh giá xem tổ chức của bạn có thể xử lý bao nhiêu rủi ro, thái độ đối với rủi ro và mức độ rủi ro mà tổ chức sẵn sàng chấp nhận. Doanh nghiệp sẽ cần đánh giá các nhà lãnh đạo, nhân viên và hệ thống của bạn; xác định mức độ thích ứng của họ và mức độ rủi ro họ có thể chấp nhận khi bị áp lực. Điều quan trọng là các đánh giá cần phải trung thực.
Dựa trên kết quả đánh giá, hãy xem xét mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận. Từ đó doanh nghiệp tạo ra một phạm vi chịu đựng rủi ro, cùng với các số liệu để đo lường rủi ro đó.
2.4. Cắt giảm chi phí
Chiến lược bảo vệ doanh nghiệp cắt giảm chi phí có thể là một chiến lược đầy thách thức, đặc biệt là với các chi phí sản phẩm; bởi việc duy trì chất lượng của sản phẩm là điều quan trọng trong thời kỳ suy thoái.
Bạn nên bắt đầu với chi phí lớn và xem có thể điều chỉnh gì để giảm chúng hay không. Chẳng hạn như tận dụng chiết khấu thanh toán sớm từ nhà cung cấp. Các ví dụ khác bao gồm tự động hóa các nhiệm vụ thủ công (ứng dụng công nghệ thay cho con người) và chuyển đổi cơ cấu lao động (từ nhân viên toàn thời gian sang nhân viên part-time, outsourcing,… để giảm chi phí cơ sở vật chất) cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí nhân công.
Ngoài ra, chi phí ẩn cũng là điều doanh nghiệp cần lưu tâm. Chi phí ẩn là những chi phí bỏ ra không tạo giá trị, thường xuất hiện nhiều trong quy trình vận hành và trong nhân sự. Tìm hiểu thêm tại đây.
2.5. Lập kế hoạch hành động trước khi hoạt động kinh doanh chậm lại
Kế hoạch hành động trước là các kịch bản ứng phó với suy thoái trước khi chúng thực sự xảy ra. Một kế hoạch hành động chu toàn có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót do căng thẳng và tránh đưa ra những quyết định sai lầm trong thời điểm cam go.
2.6. Giảm lượng hàng tồn kho
Hàng tồn kho chiếm dụng của doanh nghiệp một khoảng tài nguyên nhất định (chi phí quản lý, lưu trữ, vận hành hệ thống). Trong thời kỳ suy thoái, khi lượng hàng tồn kho tăng lên do suy giảm sức mua, doanh nghiệp có thể thất thoát nhiều chi phí. Chưa kể hàng tồn lưu trữ lâu ngày có thể lỗi thời, bị trộm cắp, hư hỏng.
Doanh nghiệp cần giảm lượng hàng tồn kho nhất có thể dựa trên duy trì sự cân bằng giữa việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt và kiểm soát số lượng đơn đặt hàng. Các hệ thống ERP có thể là một giải pháp trong bài toán này.
Trên đây là một số chiến lược bảo vệ doanh nghiệp cơ bản mà bạn có thể bỏ túi để áp dụng cho doanh nghiệp của mình sau khi suy xét, đánh giá kỹ lưỡng chiến lược nào phù hợp với doanh nghiệp mình trong những thời điểm nào. Xem tiếp phần 2 để sở hữu trọn bộ chiến lược bảo vệ doanh nghiệp giá trị nhé!