3. Chiến lược nuôi dưỡng
Các chiến lược nuôi dưỡng là chiến lược bảo vệ doanh nghiệp giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn.
3.1. Tạo nhiều nguồn thu
Chiến lược này đòi hỏi những suy nghĩ đột phá giúp doanh nghiệp khai thác các nguồn thu mới, bằng cách tận dụng cơ sở vật chất hiện tại và không cần phải bỏ ra chi phí đầu tư lớn. Dưới đây là một vài ví dụ tham khảo:
– Nếu bạn đang bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thì hãy cân nhắc xem bạn có thể bán thêm cho các khách hàng B2B không.
– Tăng độ phủ địa lý, tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở các vùng miền khác bằng bán hàng trực tuyến.
– Tái sử dụng quy trình sản xuất của bạn cho một sản phẩm mới.
3.2. Điều chỉnh sản phẩm
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm để làm cho chúng thu hút hơn trong mắt khách hàng. Chiến lược bảo vệ doanh nghiệp này nhằm điều chỉnh sản phẩm, cách thức phân phối, mức giá,… giúp đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.
3.3. Đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng
Hiểu được nhu cầu thay đổi của khách hàng giúp doanh nghiệp có thể thiết lập các chính sách linh hoạt theo nhu cầu, giúp tăng khách hàng, tăng dòng tiền vào cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.
Có thể kể đến như chính sách thanh toán đa hình thức quét mã/ ví điện tử/ thẻ atm/ tiền mặt của các cửa hàng giúp khách hàng thuận tiện hơn khi thanh toán,…
3.4. Thu hẹp thị trường
Dù không thuộc những ngành hàng thiết yếu – những ngành hàng ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái, doanh nghiệp vẫn có thể tạo một “mức độ khan hiếm” với sản phẩm dịch vụ bằng cách thu hẹp lại thị trường. Chiến lược bảo vệ doanh nghiệp – Thu hẹp thị trường là thay đổi sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cụ thể hơn của người dùng, như thể đó là lựa chọn thiết yếu cho nhu cầu đó.
3.5. Đầu tư vào quan hệ đối tác chiến lược
Một số quan hệ đối tác chiến lược có thể giúp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp cần cẩn thận khi lựa chọn đối tác, nếu không may thì bạn có thể phải san sẻ miếng bánh thị phần vốn đã nhỏ cho một doanh nghiệp khác.
Các đối tác được lựa chọn nên giúp bạn tăng được giá trị cảm nhận cho sản phẩm của bạn; vì giá trị, chất lượng và độ bền luôn là những yếu tố khách hàng tìm kiếm trong các thời kỳ kinh tế khó khăn.
4. Chiến lược đầu tư – Chiến lược bảo vệ doanh nghiệp tối ưu tiềm năng
4.1. Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược phân bổ vốn đầu tư vào nhiều quỹ khác nhau để giảm thiểu rủi ro, theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Thực hiện chiến lược này cũng giúp chủ doanh nghiệp nhìn lại về những khoản đầu tư của mình, phân tích lợi tức từng khoản và có phương án điều chỉnh để tối ưu lợi nhất.
Các hình thức đa dạng hóa danh mục đầu tư bao gồm:
- Mua cổ phiếu nhiều công ty khác nhau
- Đa dạng hóa ngành
- Đa dạng hóa tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, bất động sản, tài sản vật chất,…)
- Đầu tư tích sản
- …
4.2. Đừng bỏ qua các chiến dịch nuôi dưỡng khách hàng
Trọng tâm chính của việc chống suy thoái kinh tế là duy trì doanh thu, và điều quan trọng là doanh nghiệp phải không ngừng các nỗ lực tiếp thị sản phẩm dịch vụ đến khách hàng.
Với các khách hàng cũ có thể kế đến các chiến dịch bảo vệ doanh nghiệp với các ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết, nhằm thu hút lại khách hàng trong quá khứ và duy trì lòng trung thành của họ.
Với các khách hàng mới, các chương trình khuyến mãi phù hợp với nỗi đau của khách hàng sẽ là lựa chọn phù hợp.
4.3. Đầu tư vào công nghệ
Công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí nhờ tự động hóa các công việc, tối ưu các quy trình hoạt động.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn một giải pháp công nghệ nào đó. Vì chi phí đầu tư và thời gian để đội ngũ làm quen có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu. Hãy đảm bảo chi phí bỏ ra xứng đáng với những gì thu lại, thay vì thử nghiệm thất bại và tiếp tục bỏ thêm thời gian/chi phí để tìm hiểu các giải pháp công nghệ khác.
Ứng dụng phần mềm là chiến lược bảo vệ doanh nghiệp giúp tối ưu chi phí trong thời kỳ suy thoái
Chi phí, lợi nhuận là những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái. Ứng dụng công nghệ vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, từ đó lãnh đạo và quản lý dễ dàng thấy những điểm tốt và chưa tốt để có phương án cải thiện.
- Chuẩn hóa các hoạt động, quy trình, giấy tờ, công việc của tổ chức trên phần mềm.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc với các kế hoạch được thiết lập khoa học, trình theo dõi và giám sát công việc, dữ liệu tự động cập nhật 24/24, các báo cáo trực quan về hiệu suất làm việc,…
2023 sẽ tiếp tục là năm khó khăn của doanh nghiệp với nhiều dự báo của một cuộc suy thoái. Để vượt qua đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị tốt, như đo lường và phân tích những sai sót tiềm ẩn và có chiến lược bảo vệ doanh nghiệp để khắc phục chúng kịp thời.