Tiếp tục cùng SoftWorld tìm hiểu thêm 6 chiến lược giữ chân khách hàng tối ưu trong bài viết sau nhé!
7. Cung cấp content chất lượng trên các kênh
Thời đại 4.0 hiện nay, “Content is King” bởi rất nhiều khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng bởi họ tìm thấy những thông tin hữu ích và thấy tin tưởng qua các content trên các kênh, nền tảng kỹ thuật số. Nếu bạn hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu và cung cấp những nội dung chất lượng mà họ đang cần nhằm giữ chân khách hàng cũng như khéo léo lồng ghép những tính năng nổi bật trong sản phẩm/dịch vụ của mình, khách hàng sẽ không ngần ngại “rút hầu bao” trở thành người “thượng đế” trung thành của bạn.
8. Thấu hiểu vấn đề của khách hàng
Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn có tuyệt vời đến đâu đi chăng nữa, chắc chắn cũng không thể giải quyết được hết những vấn đề mà khách hàng gặp phải.
Vì vậy, bạn phải là người thấu hiểu những vấn đề của khách hàng và giải quyết chúng thông qua việc trao đổi, hoàn thiện sản phẩm/dịch vụ theo đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đây là một cách giữ chân khách hàng mà bạn không thể bỏ qua để giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và tiếp tục quay trở lại trong những lần sau.
9. Chính sách ưu đãi cho khách hàng cũ
Tác động của các chương trình tri ân khách hàng cũ là vô cùng lớn tới việc giữ chân khách hàng. Bạn không nhất thiết phải thiết kế chương trình quá hoành tráng, chỉ cần đáp ứng chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng thân thuộc là đủ. Họ muốn giảm giá thì giảm giá. Họ muốn quà tặng sang trọng thì tặng họ đúng món quà đó.
OOD PLATFORM – Nền tảng quản lý bán hàng – marketing toàn diện cho mọi lĩnh vực và thiết kế tính năng theo yêu cầu khách hàng. Đặc biệt, tính năng thống kê tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũ chưa dùng mobile app của doanh nghiệp chuyển sang dùng mobile app cùng số chi tiêu của sự thay đổi thói quen dùng công nghệ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, thói quen mua sắm, sử dụng dịch vụ, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và khả năng bán hàng theo đúng chiến lược giữ chân khách hàng của bạn.
10. Hỏi và nhận Feedback
Việc tiếp nhận feedback từ khách hàng có 2 mục đích:
- Thể hiện doanh nghiệp bạn luôn coi trọng đánh giá của khách hàng.
- Khám phá những gì khách hàng nghĩ và cảm nhận từ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn, từ đó đưa ra những kế hoạch, chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ chân khách hàng.
11. Cung cấp cho khách hàng gói Upsell – Cross-selling
Upsell và Cross-selling là 2 chiến thuật bán hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những gói dịch vụ/sản phẩm cao cấp hơn hoặc kèm theo những sản phẩm bổ trợ giúp việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ chính được hiệu quả và trọn vẹn hơn.
Nhiều người nghĩ rằng Upsell và Cross-selling chỉ đơn thuần là “mánh khóe” để doanh nghiệp tận thu lợi nhuận. Tuy nhiên, mục đích chính của 2 phương thức này là giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn từ sản phẩm, dịch vụ nâng cao sự hài lòng của khách hàng và khiến họ quay trở lại mua hàng trong tương lai.
12. Thực hiện phép thử A/B
Để đưa lý thuyết vào thực tiễn đòi hỏi bạn phải thực hiện phép thử sai liên tục.
Có thể bạn nghĩ rằng việc liên tục gửi mail nhằm giữ chân khách hàng sẽ khiến họ nhớ và quay trở lại mua hàng? Nó có thể đúng, hoặc không hề hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Chỉ có thực hiện phép thử bạn mới dám chắc được.
Ngoài ra, nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng trên nền tảng Website, bạn cũng cần A/B test để sắp xếp các thành tố sao cho đem lại lượt traffic và tỷ lệ conversion cao nhất.
Giữ chân khách hàng không phải là việc làm đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tìm hiểu thị trường, hiểu rõ nhu cầu và ứng dụng đúng chiến lược đối với khách hàng thân thiết, điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tăng trưởng một cách bền vững và trường tồn.