1. Chi phí ẩn cho việc sắp xếp sai vị trí công việc
Nếu doanh nghiệp của bạn thành công trong quá trình tuyển dụng và đặt đúng người vào đúng vai trò, vị trí phù hợp, thì hiển nhiên bạn có một quy trình nhân sự hiệu quả.
Nếu nhân viên được đặt đúng vào vị trí công việc phù hợp với các kỹ năng của họ, hiệu suất làm việc kém khiến chất lượng công việc giảm sút. Bên cạnh đó, việc nhân viên nghỉ việc sẽ kéo theo những nguy cơ bảo mật thông tin và rò rỉ dữ liệu, đồng thời khiến doanh nghiệp mất đi một lượng chi phí đáng kể bao gồm: chi phí tuyển dụng, chi phí tìm nhân sự thay thế,…
Theo khảo sát của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực Mỹ, chi phí trung bình để thay thế một nhân viên nghỉ việc là 6-9 tháng tiền lương. Bởi vậy điều quan trọng đối với một nhà quản lý là phải biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ nhân viên, đồng thời, giao những công việc thuộc khả năng phù hợp của họ. Việc đánh giá nhân viên lúc này là vô cùng quan trọng.
2. Chi phí làm thêm giờ (OT)
Có thể bạn sẽ thấy khi nhân viên làm việc quá giờ dường như là dấu hiệu đáng mừng cho sự chăm chỉ và trách nhiệm. Tuy nhiên, đó cũng chưa chắc là điều tuyệt vời.
Bởi lý do đầu tiên, khi làm việc thêm giờ chưa chắc đã đồng nghĩa với việc khối lượng công việc nặng, mà có thể là do năng suất của nhân viên thấp, khả năng làm việc không hiệu quả hoặc quy trình làm việc của doanh nghiệp còn thiếu sót.
Bên cạnh đó, việc OT quá nhiều sẽ đòi hỏi nhân viên nhiều năng lượng cũng như nỗ lực. Về lâu dài, sẽ hạn chế hiệu suất của nhân viên bởi việc làm thêm giờ chắc chắn mang lại những tiêu cực cho sức khỏe.
Tiếp theo, bạn có chắc nhân viên của bạn làm thêm là làm việc của cửa hàng bạn hay không? Họ hoàn toàn có thể đang lợi dụng tài nguyên để làm những việc cá nhân trong khi bản thân báo cáo làm OT.
Việc các cửa hàng cần cắt bỏ những chi phí không cần thiết cho nhưng kiểu làm việc tăng ca vô ích là điều vô cùng quan trọng. Và bản chất của việc đánh giá nhân viên làm thêm có chất lượng hay không là do nhà quản lý chưa nắm được hiệu suất hoặc quy trình làm việc của nhân viên đúng hay sai.
3. Chi phí cho quy trình làm việc thiếu hiệu quả
Quy trình là một chuỗi các bước được liên kết với nhau được chỉ định cho các bên liên quan với công việc cụ thể để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
Mỗi cá nhân, đội nhóm liên quan thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn cụ thể để đạt được một mục tiêu cụ thể. Các bước này thường được lặp lại nhiều lần theo cách được tiêu chuẩn hóa và tối ưu hóa. Theo thời gian, quy mô của doanh nghiệp mở rộng tương ứng với việc tăng quy mô của bộ máy nhân sự và khối lượng công việc.
Nếu các quy trình làm việc không được tối ưu hiệu quả thì có rất nhiều tác vụ công việc không cần thiết phát sinh, dẫn tới lãng phí nhân sự, xảy ra xung đột trong các công đoạn,… Đây chính là nguyên nhân gây nên chi phí phát sinh và sẽ trở thành chi phí ẩn.
4. Chi phí tổ chức các cuộc họp
Những buổi họp là nơi các thành viên cùng ngồi lại để giải quyết vấn đề hoặc thảo luận dự án mới hay thông báo quyết định quan trọng nào đó. Khoảng thời gian của một cuộc họp đem nhân với số lượng người tham gia và giá trị lao động của họ sẽ phản ánh sự đầu tư vào cuộc họp đó.
Theo khảo sát của Doodle, các cuộc họp gây ra lãng phí 58 tỷ đô ở anh và 499 tỷ đô ở Hoa Kỳ năm 2019. Dễ dàng nhận thấy rằng những cuộc họp vô nghĩa thường liên quan đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong cách hoạt động của doanh nghiệp. Mà rõ ràng việc phát sinh nhiều vấn đề chứng tỏ các quy trình của doanh nghiệp đang tồn tại nhiều nút thắt chưa được tháo gỡ.
Trên đây là 4 kiểu chi phí ẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới bộ máy vận hành, quy trình làm việc, thậm chí doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp, cửa hàng. Đặc biệt khoảng thời gian sau dịch, các shop đang phải chật vật quay trở lại đường đua thì việc nhận biết và tối ưu được các chi phí ẩn này có thể đóng vai trò then chốt trong việc giúp các shop bỏ bớt “gánh nặng”, tăng khả năng cạnh tranh, doanh thu khả quan, duy trì thành công lâu dài.
Nguồn: HR Insider 4.0